Tết Nhật Bản có phong tục gì thú vị?

Mặc dù đã bỏ Tết Âm và ăn mừng lễ Tết theo lịch Dương từ thế kỷ 19, song người Nhật vẫn giữ gìn những phong tục truyền thống đáng quý. Đâu đó, nét giá trị ấy vẫn phảng phất cái chất con người Á Đông chứ không bị Tây hóa hoàn toàn.

378
Tết Nhật Bản có nhiều phong tục truyền thống dẫu đã ăn theo Tết Dương từ lâu
Tết Nhật Bản có nhiều phong tục truyền thống dẫu đã ăn theo Tết Dương từ lâu

Tết Nhật Bản được tổ chức thường niên vào ngày 1 tháng 1 hằng năm. Nhật Hoàng Minh Trị ký sắc lệnh vào năm 1872 yêu cầu người dân chuyển đổi hoàn toàn việc ăn tết âm sang tết dương phương Tây. Toàn bộ lịch sử, cách thức sinh hoạt ở xứ sở Phù Tang thay đổi chóng mặt chỉ trong 1 tháng. Dẫu vậy cho đến nay, người Nhật vẫn lưu truyền những tập quán cố hữu vô cùng thú vị.

>> Có thể bạn quan tâm: 

1. Ngày hội tổng vệ sinh trong dịp Tết Nhật Bản

Một trong những điểm giống nhau giữa Tết Việt Nam và Tết Nhật Bản có lẽ nằm ở việc vệ sinh dọn dẹp nhà cửa. Nếu chúng ta than trời với những ngày “còng lưng” lau nhà thì người Nhật gọi những ngày này là Osouji. Đây là ngày tổng dọn vệ sinh đón năm mới. Theo Thần đạo, Toshigami là vị thần sẽ ghé thăm nhà dân vào dịp cuối năm. Ông tới ban tài lộc, may mắn và bảo hộ sức khỏe. Chính vì vậy, ngoài mục đích đón năm mới, nhà cửa sạch sẽ là cách để họ đón ông vào nhà một cách tôn kính nhất.

Nếu chúng ta than trời với những ngày "còng lưng" lau nhà thì người Nhật gọi những ngày này là Osouji.
Nếu chúng ta than trời với những ngày “còng lưng” lau nhà thì người Nhật gọi những ngày này là Osouji.

2. Tiếng chuông vang động trong đêm giao thừa

Đặt vé máy bay Japan Airlines đi Nhật để trải nghiệm tiếng chuông âm vang trong đêm giao thừa. Nếu chúng ta đã quen với tiếng pháo hoa, hay tiếng nổ pháo trong dịp Tết xưa thì người dân Nhật lại rung những hồi chuông đón năm mới. Người ta gọi đây là lễ rung chuông – Joya no kane. Theo đó, khắp Nhật Bản vang những hồi dài đủ 108 lần tạm biệt năm cũ và đón năm mới. Các đền còn khuyến khích mời người dân vào đánh chuông. Dẫu vậy, bạn sẽ phải xếp hàng khá lâu để trải nghiệm phong tục Tết Nhật Bản này đó!

Theo đó, khắp Nhật Bản vang những hồi dài đủ 108 lần tạm biệt năm cũ và đón năm mới.
Theo đó, khắp Nhật Bản vang những hồi dài đủ 108 lần tạm biệt năm cũ và đón năm mới.

3. Chuyến viếng thăm đền thờ đầu năm trong Tết Nhật Bản

Cũng giống như hầu hết các nước Á Đông khác, viếng thăm đền thờ đầu năm cũng nằm trong danh sách điều phải làm của người Nhật. Họ gọi đây là Hatsumode – chuyến thăm đền thờ đầu tiên của năm mới. Lúc ấy, người dân tay trong tay với người họ yêu thương sẽ tới các đền lớn để cầu nguyện cho năm mới. Dọc khắp khu vực thờ tự ở Kyoto hay Tokyo, bạn sẽ ngỡ ngàng trước những đoàn người đông nghịt đổ về. Nhân dịp này, người dân xứ sở Phù Tang còn nô nức rút quẻ thăm may mắn. Quẻ thăm này sẽ cho biết tổng quan năm mới của bạn như thế nào, cần lưu ý điều gì.

Chuyến viếng thăm đền thờ đầu năm trong Tết Nhật Bản
Chuyến viếng thăm đền thờ đầu năm trong Tết Nhật Bản

4. Gửi thiệp chúc tết đến những người thân yêu

Thông thường, với sự phát triển của công nghệ như nay mấy ai còn sử dụng thư hay thiệp. Ấy vậy mà người Nhật vẫn giữ gìn nét truyền thống này để gửi lời chúc đến những người thương yêu. Đây được gọi là thiệp Nengajo. Trong khoảng giữa tháng 12, người dân sẽ bắt đầu mua thiệp ồ ạt. Sau đó, họ tỉ mẩn viết nắn nót lời chúc, in kèm với đó là ảnh gia đình và linh vật của năm. Khi gặp bất cứ ai, thay vì trao lì xì thì họ trao thiệp với thái độ thân thiện. Có thể nói, đây như một hoạt động trang trọng dành cho nhau của nguời dân Nhật.

Trong khoảng giữa tháng 12, người dân sẽ bắt đầu mua thiệp ồ ạt.
Trong khoảng giữa tháng 12, người dân sẽ bắt đầu mua thiệp ồ ạt.

5. Ăn uống đầu năm cầu may mắn

Chúng ta có bánh trưng, có thịt kho tàu, v.v, vậy người Nhật có gì? Họ có mâm cỗ Tết Osechi Ryori, mỳ trường thọ Toshikoshi Soba và bánh Mochi. Đây là những món phải thử dịp Tết Nhật Bản. Nếu Osechi Ryori là mâm cỗ truyền thống với nhiều món ăn khác nhau, thì Mochi lại chỉ là một món bánh tráng miệng nho nhỏ. Dẫu vậy, nó vẫn được coi là có ý nghĩa dâng lên thần linh năm mới. Mỳ soba lại mang một ý nghĩa trừu tượng hơn. Mặc dù sợi mỳ dai nhưng khá dễ cắn đứt. Việc này thể hiện cho việc cắt bỏ năm cũ, chào đón năm mới với những niềm vui ngập tràn.

Mỳ soba lại mang một ý nghĩa trừu tượng hơn. Mặc dù sợi mỳ dai nhưng khá dễ cắn đứt.
Mỳ soba lại mang một ý nghĩa trừu tượng hơn. Mặc dù sợi mỳ dai nhưng khá dễ cắn đứt.

Hầu như những phong tục tập quán dịp Tết Nhật Bản đều khá giống chúng ta đúng không nào? Cho dù hiện nay họ ăn Tết Dương nhưng tinh thần giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống thật đáng khâm phục. Bạn có biết điều gì về những phong tục này nữa? Hãy chia sẻ với chúng mình biết nhé! Nếu hứng thú, đừng quên kết nối với chúng mình để được tư vấn về Vé máy bay giá rẻ. Liên hệ trực tiếp hotline 1900 6695 để biết thêm thông tin chi tiết. Chúc bạn có một chuyến đi thành công và bổ ích!